Nguyên tắc phân loại đối với tài sản cố định trong doanh nghiệp

Nguyên tắc phân loại đối với tài sản cố định trong doanh nghiệp

 

  1. Căn cứ pháp lý
  • Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25 tháng 04 năm 2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016).
  1. Nguyên tắc phân loại đối với tài sản cố định trong doanh nghiệp

2.1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian, phù hợp với các quy định của pháp luật, bao gồm:

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất và thể hiện một lượng giá đã được đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí như quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền tác giả.

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định thể hiện dưới hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định (TSCĐ) mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc mua lại tài sản thuê. Tổng số tiền thuê tài sản được quy định tại hợp đồng thuê tài chính phải tương đương ít nhất với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

2.2. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, ống dẫn khí.

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…

Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng:

  • Tài sản cố định là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương); Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích;
  • Tài sản cố định là công trình kết cấu, hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung của khu công nghiệp như: Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…;
  • Tài sản cố định là hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, kết cấu trên cao, đường ray…).

Loại 7: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào sáu loại trên.

Đối với tài sản cố định vô hình được phân loại bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
  • Quyền phát hành.
  • Bằng sáng chế phát minh.
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm
  • Kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật.
  • Bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
  • Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Kkiểu dáng công nghiệp.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
  • Bí mật kinh doanh.
  • Nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

  • English
  • Tiếng Việt